Hải Thượng Lãn Ông là một vị danh y nổi tiếng trong lịch sử, người được coi là ông tổ ngành y học cổ truyền Việt Nam. Không những thế, ông còn được coi là một người thầy mẫu mực về y đức. Trong bài viết này, hãy cùng Zumi Media tìm hiểu về danh y Hải Thượng Lãn Ông nhé.
Đặt in tranh “Hải Thượng Lãn Ông” của Zumi Media tại đây
Mục lục
ToggleTiểu sử
Hải Thượng Lãn Ông sinh ngày 10 tháng 11 năm 1720, mất ngày 18 tháng 3 năm 1791. Ông tên thật là Lê Hữu Trác, quê tại thôn Văn Xá, làng Lưu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Hải Thượng Lãn Ông vốn có tên là Huân, biểu tự Cận Như, bút hiệu Quế Hiên, Thảo Am, Lãn Ông, biệt hiệu cậu Chiêu Bảy.
Lê Hữu Trác xuất thân từ một gia đình truyền thống khoa bảng, đều học giỏi, đỗ cao, làm quan to của thời vua Lê chúa Trịnh. Cha của ông là Lê Hữu Mưu, đỗ đệ tam giáp tiến sĩ và làm quan dưới triều Lê Dụ Tôn tới bậc thượng thư. Mẹ ông là Bùi Thị Thưởng, quê ở xứ Bầu Thượng, xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Lê Hữu Trác là con thứ bảy của tiến sĩ Lê Hữu Mưu và phu nhân Bùi Thị Thưởng.
Biệt hiệu Hải Thượng do hai chữ đầu tiên tỉnh (Hải Dương) và tên phủ (Thượng Hồng), nhưng cũng có thể do chữ Bầu Thượng là quê mẹ và đây là nơi ông ở lâu nhất (từ năm 26 tuổi đến khi mất). Hải Thượng Lãn Ông nghĩa là ông lười ở Hải Thượng. Lười ở đây là lười với công danh phú quý, nhưng rất chăm chỉ đối với sự nghiệp chữa bệnh cứu người.
Lúc nhỏ, Lê Hữu Trác theo cha hưu học ở thủ đô Thăng Long. Ngày còn đi học Lê Hữu Trác đã nổi tiếng học giỏi và thi vào tam trường.
Khi cha mất sớm vào năm Lê Hữu Trác 19 tuổi, ông thôi học về nhà chịu tang. Vào thời điểm này, khắp nơi nghĩa quân nổi lên chống chính sách hà khắc của chúa Trịnh, nhân dân rất khổ sở. Nghĩa quân nổi lên ngay ở làng bên cạnh quê hương nên ông không thể ngồi yên học được. Ông đành xếp bút nghiên theo nghiệp kiếm cung. Để chuẩn bị vào nghiệp kiếm cung, Lê Hữu Trác đã có những ý kiến khác với nhiều thanh niên thời điểm đó. Sau vài năm nghiên cứu thuật âm dương, Lê Hữu Trác đeo gươm tòng quân. Khi được tin anh mất, Lê Hữu Trác xin ra khỏi quân ngũ, lấy cớ về thay anh “nuôi mẹ già 70 tuổi và mấy cháu mồ côi” ở Hương Sơn.
Sự nghiệp
Lê Hữu Trác bị bệnh từ khi trong quân ngũ. Sau khi giải ngũ về ông phải gánh vác công việc vất vả lại sớm khuya đèn sách không nghỉ ngơi nên sau mắc cảm nặng, chạy chữa hai năm không khỏi. Sau đó nhờ lương y Trần Độc nhiệt tình chữa khỏi.
Trong thời gian hơn một năm chữa bệnh, lúc rảnh rỗi ông thường đọc “Phùng thị cẩm nang” và hiểu được sách thuốc. Ông Trần Độc thấy lạ bèn đem hết những hiểu biết về y học dạy lại cho ông.
Ở Hương Sơn, ông làm nhà cạnh rừng đặt tên hiệu “Hải Thượng Lãn Ông”. “Hải Thượng” là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và là xứ Bầu Thượng quê mẹ. “Lãn Ông” là “ông lười”, ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, quyền thế, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mình yêu thích gắn bó.
Mùa thu năm 1756, Lê Hữu Trác ra kinh đô mong tìm thầy để học thêm vì ông thấy y lý mênh mông nhưng không gặp được thầy giỏi. Ông bỏ tiền mua một số phương thuốc gia truyền rồi trở về Hương Sơn vừa học tập và chữa bệnh. Mười năm sau tiếng tăm của ông đã nổi ở vùng Hoan Châu.
Sau mấy chục năm tận tụy với nghề, Lê Hữu Trác đã nghiên cứu lý luận Trung y qua các sách kinh điển: Nội kinh, Nam kinh, Thương hàn, Kim quỹ và tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc. Kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông đã hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam và đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc. Sau hơn chục năm, ông đã viết bộ “Y tôn tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Bộ sách phản ánh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn Ông.
Thời gian ở kinh đô
Ngày 12 tháng 1 năm 1782, Lê Hữu Trác nhận lệnh chúa triệu về kinh. Khi đó ông 62 tuổi, sức yếu lại quyết chí xa lánh công danh. Do theo đuổi nghiệp y mấy chục năm nhưng bộ “Tâm lĩnh” chưa in được, ông hy vọng lần đi ra kinh đô có thể thực hiện việc in bộ sách. Vì vậy Hải Thượng Lãn Ông nhận chiếu chỉ của chúa Trịnh, tạm biệt gia đình và học trò, rời Hương Sơn lên đường.
Khi ra kinh vào phủ chúa xem mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh Cán, ông được Trịnh Sâm khen “hiểu sâu y lý” và ban thưởng 20 xuất lính hầu, bổng lộc ngang với chức quan kiểm soát bộ Hộ để giữ ông lại. Ông giả ốm không vào chầu rồi viện cớ tuổi già mắt hoa, tai điếc thường ốm yếu để được trọ ở ngoài.
Thời gian ở kinh đô, ông nhiều lần xin về thăm quê Hải Dương, mãi đến tháng 9 năm 1782 chúa Trịnh mới cho phép ông về. Không lâu sau, ông có lệnh triệu về kinh vì Trịnh Sâm ốm nặng. Về kinh ông chữa cho Trịnh Sâm khỏi và chữa cho Trịnh Cán. Trịnh Sâm lại trọng thưởng cho ông.
Sau khi Trịnh Sâm chết, Trịnh Cán lên thay, nhưng Trịnh Cán cũng ốm dai dẳng nên “khí lực khô kiệt”, khó lòng khỏe được. Do nóng lòng trở về Hương Sơn, nhân có người tiến cử một lương y mới, ông liền lấy cớ người nhà ốm nặng rời kinh. Ngày 2 tháng 11 năm 1782, Lãn Ông về đến Hương Sơn.
Soạn sách
Năm 1783, Lê Hữu Trác viết xong tập “Thượng kinh ký sự” bằng chữ Hán tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa. Đây là những điều ông mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Tập ký này là tác phẩm văn học vô cùng quý giá. Mặc dù tuổi già, công việc lại nhiều nhưng ông vẫn tiếp tục chỉnh lý, bổ sung và viết thêm tập Vân khí bí điển vào năm 1786 để hoàn chỉnh bộ “Hải Thượng y tông Tâm lĩnh”. Ông không chỉ là danh y có cống hiến to lớn cho nền y học dân tộc mà còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thời đại.
Kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thiền sư, Lê Hữu Trác để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền. Đây được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam. Các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử và triết học.
Vinh danh
Quần thể khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, trải dài trên một cung đường gần 8km, bao gồm: nhà thờ Lê Hữu Trác (xã Quang Diệm); chùa Tượng Sơn (xã Sơn Giang); mộ, tượng đài và khu du lịch sinh thái Hải Thượng (xã Sơn Trung). Năm 1990, Quần thể di tích lịch sử văn hoá này được Bộ Văn hoá, Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Ngày 31 tháng 10 năm 2003 Bộ trưởng Bộ Y Tế đã phê chuẩn Dự án tu bổ, tôn tạo quần thể di tích gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của ông. Công trình khởi công ngày 21 tháng 11 năm 2004. Hiện nay các hạng mục công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng để đón các đoàn khách đến tham quan.
Đặt in tranh Hải Thượng Lãn Ông ở đâu uy tín?
Qua bài viết trên, Zumi Media hy vọng đã đem đến cho người đọc thêm thông tin về đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Zumi Media tự tin là một trong những địa chỉ uy tín cung cấp dịch vu “In tranh gỗ gương” tại Hà Nội.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: Công ty Phim Ảnh Zumi Media
-
-
-
- Nhà máy Sản xuất Tranh Ảnh, album Photobook danh tiếng lâu năm tại Hà Nội – Thanh Hóa
- Tự hào là nhà in tin cậy cho hơn 3000+ photographer, studio, hiệu ảnh, phòng tranh trên toàn quốc từ những năm 1992
Liên hệ các chi nhánh cơ sở Zumi Media tại đây
-
-